APEC 2027 tổ chức tại Phú Quốc: Khẳng định vị thế chiến lược về kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

APEC 2027 tại Phú Quốc
APEC 2027 tại Phú Quốc

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên vành đai Thái Bình Dương, được thành lập vào năm 1989 với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

21 nền kinh tế thành viên của APEC: Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Hong Kong, Indonesia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru

Quy mô của APEC
Quy mô và mục tiêu của APEC

Mục tiêu của APEC :

– Tự do hóa thương mại: APEC nỗ lực giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên
– Thúc đẩy hợp tác kinh tế: Các quốc gia thành viên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong việc giải quyết các thách thức kinh tế khu vực và toàn cầu
– Phát triển bền vững: APEC cũng tập trung vào các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, bao gồm các sáng kiến về biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Quy mô của APEC :

21 nền kinh tế thành viên tham gia, dân số chiếm 38% dân số thế giới
– Chiếm 62% GDP thế giới
– Chiếm 50% thương mại toàn cầu

Việt Nam và APEC

Ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của APEC nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 10, và đã đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của tổ chức này, đặc biệt trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và hợp tác phát triển bền vững

Từ khi gia nhập đến nay, Việt Nam đã 2 lần đăng cai tổ chức: APEC 2006 tại Hà Nội, APEC 2017 tại Đà Nẵng, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong việc nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế

Các đóng góp nổi bật của Việt Nam trong APEC:

– Một trong số ít thành viên 2 lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC (2006 và 2017)
– Một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến, dự án, với > 150 dự án trên nhiều lĩnh vực
– Có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành ban thư ký APEC (2005 – 2006), Chủ tịch/ Phó chủ tịch nhiều ủy ban và nhiều nhóm công tác chủ chốt
– Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC ngày càng được đề cao

APEC đối với Việt Nam
APEC đối với Việt Nam

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam:

– Quy tụ 15 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam
13/17 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang triển khai, đàm phán là với thành viên APEC
17 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam
– Chiếm 81% đầu tư trực tiếp
– Chiếm > 85% du lịch
– Chiếm > 77% thương mại

APEC 2027 tại Phú Quốc

Phú Quốc được mệnh danh là đảo ngọc với vị trí chiến lược, vẻ đẹp tự nhiên và tiềm năng du lịch to lớn, cơ sở hạ tầng đang ngày càng phát triển và hoàn thiện

Sự kiện APEC 2027 tổ chức tại Phú Quốc là một cột mốc rất quan trọng, đánh dấu vị thế trong nước lẫn quốc tế của Việt Nam nói chung và đảo ngọc Phú Quốc nói riêng. Mang lại những tác động to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội và du lịch. Việc tổ chức sự kiện APEC 2027 không chỉ là cơ hội để Phú Quốc quảng bá hình ảnh mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển vượt bậc toàn diện

APEC 2027 Phú Quốc các công trình trọng điểm

Tăng trưởng du lịch: Việc tổ chức APEC 2027 Phú Quốc sẽ tạo ra làn sóng du lịch mạnh mẽ, thu hút du khách quốc tế đến Phú Quốc. APEC 2027 là cơ hội để Phú Quốc phát triển du lịch hội nghị quốc tế. Các hội nghị và sự kiện quốc tế sau APEC sẽ được tổ chức tại đây, đóng góp vào việc nâng cao vị thế của Phú Quốc trong ngành du lịch MICE.

Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, dịch vụ vận chuyển sẽ được hưởng lợi lớn từ sự kiện này. Phú Quốc có thể trở thành một điểm đến nổi bật không chỉ cho du lịch nghỉ dưỡng mà còn cho các sự kiện quốc tế trong tương lai.

Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Để phục vụ cho Hội nghị APEC 2027, Phú Quốc sẽ cần nâng cấp và phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, sân bay, hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Những cải thiện này sẽ không chỉ phục vụ cho sự kiện mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển du lịch của đảo và khu vực.

Tạo cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế: Việc Phú Quốc trở thành trung tâm tổ chức APEC sẽ mang lại cơ hội lớn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực:

Bất động sản: Cơ sở hạ tầng phát triển, cùng với nhu cầu về khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các dự án bất động sản cao cấp sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhu cầu về các dịch vụ hạ tầng phục vụ sự kiện sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản tại Phú Quốc.

Đầu tư vào ngành công nghiệp du lịch: Các nhà đầu tư sẽ đổ vào các dự án du lịch, dịch vụ khách sạn, và các khu vui chơi giải trí cao cấp. Phú Quốc có thể trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu, không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á.

Hợp tác thương mại: APEC là diễn đàn kinh tế quan trọng, nơi các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác. Phú Quốc có thể trở thành trung tâm kết nối thương mại và hợp tác đầu tư giữa các nền kinh tế APEC.

Nâng cao hình ảnh quốc gia: Việc tổ chức APEC tại Phú Quốc sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Phú Quốc sẽ trở thành biểu tượng của sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp đất nước khẳng định vai trò của mình trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn cầu.

Sun Group Phú Quốc hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới
Phú Quốc hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới

Các công trình trọng điểm phục vụ APEC 2027

Để phục vụ cho Hội nghị APEC 2027, Phú Quốc sẽ cần triển khai và nâng cấp một số công trình trọng điểm nhằm đảm bảo hạ tầng phù hợp cho sự kiện quốc tế lớn này. Những công trình này không chỉ đáp ứng yêu cầu của APEC mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển lâu dài của Phú Quốc trong tương lai

Các công trình phục vụ APEC 2027 Phú Quốc
Các công trình phục vụ APEC 2027 Phú Quốc

Đầu tư mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Phú Quốc:

– Diện tích hiện trạng: 475,2 ha; phục vụ khoảng 4 triệu khách/ năm, ACV quản lý, khai thác, vận hành.
– Diện tích QH: 1026 ha; công suất dự kiến đến 2030 đạt 30tr khách/năm, đến sau 2035 là 50tr khách/năm

Mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc
Mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc

Xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường chính của đảo:

Đường DT975:

– Đến APEC 2027: Ưu tiên phát triển tuyến từ sân bay và kết nối đến cảng An Thới, với quy mô: 16,08 (km); bê rộng QH: 50m. Tổng mức đầu tư khoảng 712 tỷ – Vốn đầu tư công.
– Giai đoạn 2027-2030: Phát triển đoạn sân bay – Cửa Cạn với quy mô bổ sung với quy mô: 17,6 (km); bê rộng QH: 42m. Tổng mức đầu tư khoảng 780 tỷ – Vốn đầu tư công

Mở rộng tuyến đường DT 975 và 975B
Mở rộng tuyến đường DT 975 và 975B

Nâng cấp đường DT973:

– Đoạn từ sân bay đến cảng An Thới: dài 18,8km với bề rộng: 60m. Đoạn từ sân bay đến Cửa Cạn: dài 19 km với bề rộng: 62m

Nâng cấp tuyến đường ven biển phía đông đảo DT975C

– Chiều dài khoảng 45,7 km, đã được quy hoạch tại QHC TP. Phú Quốc với mặt cắt ngang đường 20m

Đường Đông Đảo Phú Quốc
Đường Đông Đảo Phú Quốc

Quy hoạch, xây dựng tuyến đường bãi Xếp

– Chiều dài: 3,9 km; mặt cắt: 30 m; tổng 26 ha (bãi xe 10 ha)

Quy hoạch đường bãi Xếp Phú Quốc
Quy hoạch đường bãi Xếp Phú Quốc

Xây dựng các tuyến đường sất đô thị MRT/LRT:

– Đến APEC 2027: Ưu tiên phát triển tuyến tư Dương Đông qua sân bay và kết nối đến cảng An Thới, với quy mô: Đường ray 27,1 (km); Phục vụ khoảng 15.000 (khách/ngày);
– Giai đoạn 2027-2030: Phát triển đoạn Dương Đông – Cửa Cạn với quy mô bổ sung

hệ thống đường sát đô thị Phú Quốc
Hệ thống đường sát đô thị Phú Quốc

Quy hoạch, xây dựng cảng biển:

– Cảng biển quốc tế Mũi Đất Đỏ: quy mô 70,21 ha, xây dựng các công trình điểm nhấn, thành biểu tượng của Phú Quốc
– Cảng biển quốc tế An Thới: quy mô 45,7 ha. Nâng cấp, mở rộng Cảng An Thới, phục vụ tiếp đón hành khách và tiếp nhận tàu cỡ lớn sức chứa 4.000 – 6.000 khách
– Cảng biển quốc tế Dương Đông: quy mô 78 ha. Nâng cấp, đi vào hoạt động, xây dựng đô thị lấn biển dịch vụ hậu cần gắn với cảng

Cảng bãi Đất Đỏ Phú Quốc
Cảng bãi Đất Đỏ Phú Quốc
Quy hoạch cảng bãi Đất Đỏ Phú Quốc
Quy hoạch cảng bãi Đất Đỏ Phú Quốc

Xây dựng các công trình tiện ích

Bệnh viện quốc tế APEC: quy mô 7,5 ha. Định hướng bệnh viện quốc tế 500 giường

Bệnh viện quốc tế APEC
Bệnh viện quốc tế APEC

Công viên APEC: quy mô 60,8 ha

Công viên APEC 60ha
Công viên APEC 60ha

Khu liên hiệp thể thao APEC Suối Lớn và sân Golf 161 ha

Khu liên hiệp thể thao APEC
Khu liên hiệp thể thao APEC

Sân Golf APEC 27 lỗ bãi Khem 136,6 ha

Sân Golf APEC 27 lỗ bãi Kem
Sân Golf APEC 27 lỗ bãi Kem

Sân Golf APEC 36 lỗ Cửa Cạn 395,4 ha

Đầu tư xây dựng các nhà máy nước, hồ chứa nước ngọt: hồ Cửa Cạn, hồ Dương Đông, hồ Suối Lớn, trạm lọc nước biển Mũi Hanh

Nhà máy nước, hồ chứa nước ngọt Phú Quốc
Nhà máy nước, hồ chứa nước ngọt Phú Quốc

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải, rác thải tiêu chuẩn

Nhà máy xử lý nước thải
Nhà máy xử lý nước thải
Nhà máy xử lý chất thải
Nhà máy xử lý chất thải

Các dự án phát triển Phú Quốc tầm nhìn 2035

– Đô thị phức hợp thể thao Olympic và du lịch sinh thái Cửa Cạn 3600 ha
– Khu đô thị du lịch Bãi Thơm 959,88 ha
– Khu du lịch sinh thái Bãi Bổn 1349,75 ha
– Các khu tái định cư: Cửa Cạn, hồ Suối Lớn, An Thới

APEC 2027 Phú Quốc sẽ là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của Phú Quốc. Những thay đổi tích cực trong cơ sở hạ tầng, du lịch, đầu tư và chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp Phú Quốc vươn lên thành một điểm đến hội nghị quốc tế đẳng cấp, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Về trang chủ >>> Các dự án

YÊU CẦU TƯ VẤN

    • Quý khách hàng đăng ký thông tin hoặc liên hệ HOTLINE: 0939.777.399 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất